Tư vấn hướng nghiệp mở shop hoa

Nếu bạn có một tình yêu với nghệ thuật cắm hoa, có niềm đam mê với cái đẹp và khiếu thẩm mỹ, thì mở shop hoa là lựa chọn tốt. Hoặc đơn giản bạn muốn đầu tư kinh doanh, có một bức tranh tài chính dễ hình dung, cũng có thể mở cửa hàng. Bài viết sẽ cho bạn một cái nhìn tổng thể, mổ xẻ chi tiết nội dung để bạn có thể hình dung được quá trình chuẩn bị và vận hành của shop.

I. Tiềm năng:

Điều quan tâm nhất của khởi nghiệp, đó là thị trường. Bạn đừng cho rằng giao dịch online phát triển thì sẽ giết chết các cửa hàng truyền thống. Thực tế ở Việt Nam, hai loại hình này cần phát triển đồng đều và tương trợ với nhau.

Nhu cầu về hoa hiện tại rất đa dạng:

Không những các cá nhân mua hoa để thể hiện nhu cầu tình cảm, mà doanh nghiệp đặt hoa cũng nhiều và với số lượng rất khủng. Các sự kiện như đám cưới, tất niên, khai trương, động thổ, cất nóc,… đều cần rất nhiều hoa tươi.

Cạnh tranh là bản chất của thị trường, mở shop hoa tươi cũng vậy. Sẽ có đối thủ, sẽ có khó khăn, sẽ có cạnh tranh khốc liệt. Tuy nhiên nếu bạn xác định đúng khách hàng mục tiêu, phân khúc sản phẩm, có chiến lược kinh doanh phù hợp thì sẽ thành công.

Bức tranh tài chính

Bạn cần có kế hoạch kinh doanh rõ ràng, cụ thể, phân tích được nguồn hàng và thị trường. Từ đó xác định phân khúc, đối tượng khách hàng, nhận diện thương hiệu là như thế nào. Bạn có thể tham khảo bài viết về cách làm Awareness Brand cho shop hoa tại đây. Về kế hoạch tài chính, tùy vào thời gian, địa điểm và hoàn cảnh cụ thể, bạn có thể tham khảo các kinh nghiệm dưới đây.

Kinh nghiệm mở shop hoa tươi

  1. Xác định khách hàng mục tiêu:

Trước đây, khách hàng mua hoa thường là những người lớn tuổi, từ 30 trở lên. Nhu cầu chủ yếu là tặng vợ, người yêu, tặng đối tác, khách hàng hoặc tổ chức Event. Tuy nhiên gần đây giới trẻ và thậm chí là các bạn nhỏ cũng là một data khách hàng đông đảo. Nhu cầu mua hoa tặng mẹ, tặng cô giáo, bạn gái, sinh nhật,…

Vậy bạn xác định khách hàng mục tiêu của mình như thế nào?

Theo nhân khẩu học: độ tuổi, giới tính, thu nhập,…
Theo quy mô: Cá nhân, hay tổ chức, nhà nước, hay tư nhân,…

Sau khi xác định rõ, bạn đưa ra chiến lược về giá, về Marketing, và chúng ta bắt đầu bước tiếp theo.

Cần tính toán rõ, chết trên giấy hơn là chết trên thương trường

2. Chọn mặt bằng và thiết kế cửa hàng:

Vị trí (Place) thường được coi là yếu tố quan trọng bậc nhất trong Marketing. Một địa điểm tốt sẽ đỡ đi cho bạn rất nhiều chi phí cũng như tối ưu trải nghiệm khách hàng. Không ai muốn chạy xe máy 20 phút để mua một bó hoa cả.

Cửa hàng hoa nên mở ở vị trí thuận tiện cho giao thông, có bãi đỗ xe, không được trái đường, nhất là các khu vực con lươn của đường hai chiều. Đồng thời, một gian hàng trên Internet cũng là kênh bán hàng đem lại rất nhiều doanh số.

Thiết kế cửa hàng hoa cần đảm bảo các yếu tốt sắp xếp khoa học, kết hợp các kỹ thuật về tâm lý học để tăng khả năng mua từ khách. Ví dụ các loại hoa khách hàng thương hay mua nên để phía trong, dọc hai bên lối đi là các mặt hàng độc lạ, giá cao. Mặt hàng đẹp, đắt tiền nên để vừa tầm mắt. Các mặt hàng dành cho thiếu nhi để ở tầm thấp, phụ kiện để trên cao.

Âm thanh cũng là một yếu tốt quan trọng. Hãy để nhạc du dương khi khách tham quan. Bước chân của con người có xu hướng tỉ lệ thuận với tiết tấu. Khách càng ở lại lâu, càng tăng tỉ lệ mua hàng.

Ánh sáng cũng tác động đến hành vi mua hàng. Ánh sáng có nhiệt độ màu từ 4000K trở lên (gần bằng ánh sáng tự nhiên khoảng 6000K) có tác động tốt tới tâm lý mua hàng. Bạn không nên để ánh sáng quá mờ ảo ở khu vực trưng bày, nó tạo cảm giác không an tâm cho khách hàng.

Một thiết kế từ dienhoathanhcong.com

3. Dự toán kinh doanh:

Sau khi có mặt bằng, thiết kế, xác định được khách hàng mục tiêu, bạn cần làm rõ các chỉ số sau:

  1. Vốn: Bao gồm vốn sở hữu và vốn vay. Nếu là vốn vay bạn phải thêm phần lãi vay vào chi phí cố định. Ở bước này bạn cần tìm nhà cung cấp và tối ưu hóa các chi phí. Hãy đàm phán mức giá tốt nhất và hạn mức công nợ có lợi nhất cho cửa hàng của bạn.
  2. Chi phí: Bao gồm chi phí cố định và chi phí biến động. Bạn cần làm rõ chi phí đầu tư ban đầu, chi phí hoạt động, chi phí quản trị doanh nghiệp, chi phí lãi vay và các khoản phát sinh.
  3. Doanh số, doanh thu, lợi nhuận, công nợ: Có thể bạn sẽ ký hàng tỷ đồng nhưng số tiền thu về không như mong đợi. Bạn cần tính toán kỹ để có khả năng chi trả cho các khoản chi phí và tái đầu tư.
  4. Chỉ số quản lý doanh nghiệp: Bao gồm hiệu suất hoạt động của nhân viên, mức độ hài lòng của khách hàng, hiệu suất lợi nhuận,…

Để kinh doanh thành công, bạn cần có kiến thức về tài chính, kế toán, marketing, sale, quản trị doanh nghiệp. Nhưng quan trọng nhất là bạn phải dám làm, làm đến đâu học đến đấy, nhất định sẽ thành công.

4. Marketing:

Ở bước nghiên cứu thị trường, bạn đã biết khách hàng của mình là ai, nhân khẩu học như thế nào. Bây giờ bạn cần chọn phương thức marketing phù hợp để tiếp cận. Những miếng đánh nhỏ gọn trên Facebook hoặc Installgram là rất phù hợp tại Việt Nam. Bên cạnh đó, hãy sử dụng các phần mềm quản lý đơn hàng và chăm sóc khách hàng. Việt tạo trải nghiệp tốt sẽ giúp bạn có rất nhiều khách hàng đấy.

Mấu chốt để thành công:

Đừng bán thứ bạn có, hãy bán thứ khách hàng cần. Mọi kế hoạch về giá, marketing, chăm sóc khách hàng, hãy lấy khách hàng làm trung tâm. Khi các “thượng đế” cảm nhận được sự chu đáo, tâm huyết nơi shop bạn, đó là lúc người ta sẽ chi tiền vì bạn. Cạnh tranh về giá là không có hồi kết và không đem lại giá trị lâu dài. Hãy tập trung vào chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ.

Và cuối cùng, nếu bạn cần tư vấn cụ thể về việc tự mở cửa hàng hoa tươi, hãy liên hệ dienhoathanhcong.com. Khi biết được cụ thể tình hình của bạn, chúng tôi sẽ có tư vấn chính xác nhất. Hiện tại dienhoathanhcong.com vẫn đang mở rộng hệ thống đại lý và cửa hàng trên toàn quốc. Hãy trở thành đối tác của chúng tôi để có thể phát triển sự nghiệp nhanh chóng và bền vững.

Chúng tôi đã giúp đỡ hàng ngàn ông chủ ở khắp nơi trên đất nước có sự nghiệp. Chỉ cần có đam mê, bạn nhất định sẽ thành công.

slogan-slide-00